Danh mục sản phẩm
Sản phẩm mới
Tin tức
Khử Khuẩn: Hoá Chất Khử Khuẩn - Phương Pháp Pasteur - Tia UV
Khử khuẩn là gì? Có những phương pháp khử khuẩn nào và khi khử khuẩn cần chú ý những gì? Câu trả lời sẽ nằm ở phần chia sẻ trong bài viết dưới đây:
Khử khuẩn là phương pháp làm sạch và tiêu diệt các vi sinh vật có hại bám trên các đồ vật hay trên cơ thể người. Phương pháp này giúp loại bỏ mọi vi sinh vật gây bệnh. Ngoại trừ "nha bào" là không thể tiêu diệt được hoàn toàn bằng phương pháp này.
Tùy theo mức độ, khử khuẩn được chia làm các 3 mức độ chính:
+ Khử khuẩn ở mức độ thấp đối với các trường hợp vật dụng cần khử khuẩn là các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với các chất thải có nguy cơ lây bệnh. Trường hợp này sẽ tiêu diệt được một số loại vi khuẩn và virus gây hại.
+ Khử khuẩn ở mức độ trung bình là trường hợp khử khuẩn các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh như ống nghe, bát đĩa, nhiệt kế…Trường hợp khử khuẩn này sẽ tiêu diệt được mycobacteria.
+ Khử khuẩn ở mức độ cao sẽ được áp dụng với các trường hợp khử khuẩn ống soi mềm, đèn soi thanh quản hay ống nội soi khí quản, thanh quản và ống thông dạ dày. Thông thường khi muốn khử khuẩn các vật dụng này ở mức độ cao thì cách làm hay được thực hiện nhất đó chính là đun sôi các dụng cụ này lên hoặc có thể sử dụng hóa chất để khử khuẩn trực tiếp các vi sinh vật gây hại.
Khử khuẩn giúp cho môi trường sống và làm việc đảm bảo sức khỏe hơn
Có rất nhiều phương pháp được áp dụng để tiến hành khử khuẩn. Trong đó phải kể tới một số phương pháp cơ bản như dùng hóa chất khử khuẩn, chất khử khuẩn, sử dụng tia cực tím và áp dụng phương pháp Pasteur để khử khuẩn.
Đây đều là những phương pháp được áp dụng theo đúng quy trình hóa học nên hiệu quả làm sạch và loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh rất cao.
Cách khử khuẩn phổ biến nhất hiện nay đó là dùng hóa chất để khử khuẩn. Tùy theo độ nhảy cảm của các loại vi sinh vật mà hiệu quả khử khuẩn sẽ khác nhau. Riêng sinh vật đơn bào khả năng khử khuẩn thấp hơn bởi chúng có khả năng đề kháng tốt nhất. Các loại thực vật và virus khác thường dễ tiêu diệt hơn bởi chúng rất nhạy cảm với các loại hóa chất khử khuẩn.
Khử khuẩn là gì và khi dùng hóa chất khử khuẩn cần lưu ý những gì? Nếu áp dụng cách này bạn cần chú ý phải tuân thủ theo đúng khuyến cáo mà đơn vị sản xuất hóa chất đưa ra. Từ thời gian tiếp xúc cho tới cách pha hóa chất và cách phun khử trùng, khử khuẩn phải làm theo đúng quy trình chuẩn. Bởi nếu pha hóa chất khử khuẩn không đúng liều lượng và nồng độ thì hiệu quả khử khuẩn sẽ bị giảm. Nếu nồng độ pha hóa chất khử khuẩn quá cao sẽ gây tổn hại rất lớn đến các dụng cụ, đồ dùng được khử khuẩn.
Do đó, khi áp dụng cách này để khử khuẩn, các đơn vị nên sử dụng các thiết bị chuyên dụng như các loại que thử hóa học để có thể đánh giá chính xác nồng độ và liều lượng pha hóa chất khử khuẩn có đảm bảo mang lại hiệu quả hay không? Đặc biệt, chỉ sử dụng các loại hóa chất khử khuẩn còn hạn sử dụng và có thương hiệu.
Sử dụng nước nóng để khử khuẩn được gọi là phương pháp Pasteur trong khử khuẩn. Phương pháp này sẽ được áp dụng bằng cách sử dụng lò hấp chuyên dụng Pasteur với hệ thống tự động hóa cao. Ngoài ra có thể sử dụng máy rửa khử khuẩn để làm sạch các vật dụng, dụng cụ thiết yếu như dụng cụ hô hấp hay gây mê.
Cách đơn giản nhất khi muốn khử khuẩn dụng cụ đó là ngâm trực tiếp các dụng cụ này vào nước nóng lớn hơn 75 oC. Thời gian ngâm trung bình khoảng 30 phút là có thể khử khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả khử khuẩn tốt nhất thì trước khi ngâm các dụng cụ cần khử khuẩn, bạn cần phải tiến hành làm sạch và và tẩy rửa các dụng cụ này bằng cách sử dụng các chất tẩy và nước. Ngoài ra cần chú ý trong suốt thời gian xử lý khử khuẩn, các dụng cụ cần được vệ sinh làm sạch phải được ngâm trong nước hoàn toàn.
Khử khuẩn bằng phương pháp Pasteur
Ưu điểm của phương pháp khử khuẩn này là mang lại hiệu quả khử khuẩn tốt mà không gây hại hay ảnh hưởng tới chất lượng của các dụng cụ cần được khử khuẩn. Ngoài ra, thời gian thực hiện khử khuẩn cũng rất nhanh và chi phí vừa phải. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể khiến cho người thực hiện bị bỏng và về mức độ hiệu quả thì thường khó đánh giá hơn. Đặc biệt, sau khi đã tiến hành khử khuẩn xong, các dụng cụ đã được khử khuẩn cần phải làm khô. Sau đó trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ cần phải có kế hoạch cụ thể để ngăn chặn tình trạng tái nhiễm khuẩn trở lại.
Sử dụng đèn chiếu sáng cực tím với bước sóng nằm trong khoảng 250-280nm sẽ giúp loại bỏ các vi sinh vật một cách hiệu quả. Tuy nhiên mức độ khử khuẩn hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào độ dài của bước sóng. Khoảng nhiệt độ và cường độ ánh sáng. Ngoài ra, tùy thuộc vào loại vi sinh vật gây hại mà hiệu quả chiếu đèn cũng sẽ có sự khác biệt.
Sử dụng đèn chiếu tia cực tím để khử khuẩn
Trong trường hợp không có dụng cụ để đo được cụ thể bước sóng thì nên thay đèn chiếu cực tím 6 tháng một lần để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng. Các đơn vị thường áp dụng phương pháp khử khuẩn chiếu đèn cực tím này để làm sạch không khí. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả ngăn chặn và kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh mà không có hiệu quả ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra nếu nơi thực hiện là phòng mổ.
Cách khử khuẩn này sẽ hiệu quả gấp nhiều lần nếu hệ thống chiếu đèn cực tím được lắp tại ống thông khí. Bởi ở vị trí này các tia cực tím phát ra rất mạnh và nguy cơ phơi nhiễm sẽ được hạn chế một cách tối đa. Do đó, đèn chiếu tia cực tím thường được lắp đặt tại các phòng như phòng sinh thiết, phòng soi phế quản và phòng bệnh của những bệnh nhân bị lao.
Tuy nhiên, ánh sáng cực tím nếu sử dụng không hợp lý sẽ gây ra nguy cơ bỏng da và bỏng mắt rất cao. Theo như lý thuyết việc tiếp xúc nhiều với các ánh sáng cực tím này còn có thể gây ra các bệnh như ung thư da hay đục thủy tinh thể. Do đó, khi áp dụng phương pháp khử khuẩn này cần hết sức lưu ý và thực hiện đúng theo các quy định ban hành.
Sử dụng đèn chiếu tia cực tím mang lại hiệu quả khử khuẩn rất cao
Khử khuẩn là gì và những yếu tố nào làm ảnh hưởng tới hiệu quả của việc khử khuẩn?
+ Mỗi một loại vi sinh vật gây hại sẽ có sức đề kháng khác nhau nên hiệu quả tiêu diệt đối với từng loại vi sinh vật cũng hoàn toàn khác nhau.
+ Vật liệu cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới quá trình khử khuẩn. Bởi tùy theo đó là vật liệu vô cơ hay hữu cơ mà hiệu quả khử khuẩn sẽ có sự khác biệt
+ Phụ thuộc vào cường độ cũng như thời gian xử lý, thời gian tiếp xúc và khử khuẩn. Ngoài ra, nồng độ hóa chất, độ pH trong dung dịch cũng là một trong những yếu tố tác động tới quá trình khử khuẩn.
Hy vọng những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khử khuẩn là gì? Có những cách khử khuẩn nào hiệu quả để đảm bảo khả năng loại trừ vi khuẩn, virus gây bệnh được tốt hơn.
Để tìm hiểu thêm về các chất khử khuẩn, vui lòng liên hệ PITAYA VIỆT NAM để được tư vấn hoặc tham khảo sản phẩm Hoá Chất Khử Khuẩn theo link sau:
https://pitayavn.com/dm-2/hoa-chat-khu-khuan-14
Chân thành cảm ơn!
MST: 0 3 1 4 0 5 4 1 4 0 Cấp: 10/10/2016 Tại SKH & ĐT T.BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Thửa đất số 97, Tờ bản đồ số 14, Đường ĐT749D, Ấp Xóm Bưng, Xã Thanh Tuyền, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương
Hotline: 0888 111 839 - Email: sales@pitayavn.com
Web: www.pitayavn.com
Hotline